Đi xe không nộp phí, phạt 10 triệu đồng

Tin tức

Đi xe không nộp phí, phạt 10 triệu đồng


(Tin tuc) - Các TP trực thuộc trung ương được tự quyết định mức phạt cao gấp đôi mức phạt chung ở khu vực nội thành.

Đó là những nội dung đáng chú ý trong dự thảo lần một nghị định (NĐ) quy định về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt vừa được Bộ GTVT hoàn tất để xin ý kiến đóng góp của các bộ, ban, ngành và chính quyền địa phương.

Vẫn phạt không sang tên xe

Một trong những điểm mới nhất của dự thảo NĐ lần này là gộp hai NĐ xử phạt đường bộ và đường sắt vào thành một. Dự thảo cũng đưa vào quy định xử phạt hành vi không mua hoặc nộp phí cho phương tiện khi tham gia giao thông, trong đó có phí sử dụng đường bộ (bắt đầu thu từ đầu năm tới). Trong đó xe máy bị phạt từ 800.000 đến 1,2 triệu đồng và ô tô là 6-10 triệu đồng.

Dự thảo NĐ cũng giữ nguyên mức phạt đối với hành vi không sang tên xe. Đây là quy định xử phạt bị dư luận phản ứng gay gắt, nhất là sau khi NĐ 71/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 34/2010 có hiệu lực. Nhiều chuyên gia cho rằng việc quy định hành vi trên vào NĐ xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ là không phù hợp, can thiệp quá sâu vào lĩnh vực dân sự. Hiện Chính phủ cũng đã quyết định tạm dừng việc xử phạt đối với hành vi trên và yêu cầu Bộ Công an, Bộ Tài chính sửa đổi các quy định về thuế, phí, quy định về đăng ký xe để tạo thuận lợi cho người dân thực hiện.

Đi xe không nộp phí, phạt 10 triệu đồng, Tin tức trong ngày, phi bao tri duong bo, thue duong, xe chua sang ten, o to, xe may, Bo GTVT, Tong cuc duong bo, hiep hoi van tai, hiep hoi o to VN, tinh nhanh, tin hot, tin tuc vn

Theo dự thảo NĐ, chủ phương tiện không đóng phí sử dụng đường bộ sẽ bị phạt lên tới 10 triệu đồng. Ảnh: HTD

Tuy nhiên, trong dự thảo sửa đổi lần này, cơ quan soạn thảo vẫn duy trì việc xử phạt và chỉ thay đổi câu chữ từ: “Không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định” (NĐ 34, 71) sang thành “Không thực hiện việc đăng ký, đăng ký lại phương tiện khi mua, bán, được thừa kế, tặng cho phương tiện theo quy định”. Mức phạt tiền vẫn được giữ nguyên như NĐ 71, trong đó xe máy bị phạt từ 800.000 đến 1,2 triệu đồng và ô tô là 6-10 triệu đồng.

Trao quyền tự quyết cho địa phương

Dự thảo sửa đổi cũng cho phép các TP trực thuộc trung ương được quyền quyết định tăng mức phạt gấp đôi ở khu vực nội thành theo Luật Xử lý VPHC. Theo một thành viên ban soạn thảo, NĐ 34/2010 cho phép Hà Nội và TP.HCM được áp dụng thí điểm tăng mức xử phạt bằng tiền cao gấp hai lần đối với một số hành vi vi phạm giao thông ở trong khu vực nội thành. Còn khu vực ngoại thành thì áp dụng theo mức phạt chung của cả nước.

Tuy nhiên, mới đây QH đã thông qua Luật Xử lý VPHC (có hiệu lực từ 1/7/2013), trong đó cho phép các TP trực thuộc trung ương được quyền quyết định khung tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm trong khu vực nội thành nhưng không được cao hơn hai lần mức phạt chung. Vì thế, dự thảo lần này đã không quy định “cứng” việc tăng mức phạt đối với một vi phạm ở khu vực nội thành. Thay vào đó, HĐND các TP trực thuộc trung ương (Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng) có thể căn cứ vào Luật Xử lý VPHC và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương để quyết định khung tiền phạt cao hoặc bằng mức phạt chung đối với một số hành vi VPHC trong lĩnh vực giao thông ở trong khu vực nội thành.

“Như vậy, muốn tăng mức xử phạt vi phạm giao thông trong khu vực nội thành cao gấp hai lần so với quy định chung thì HĐND các TP trên phải ra các nghị quyết. Còn nếu không ban hành thì đương nhiên sẽ không được phép áp dụng mức xử phạt tăng gấp hai lần như hiện nay” - thành viên ban soạn thảo nói.

Được biết, hiện nay một số vi phạm như chạy quá tốc độ, đi vào đường cấm, đi không đúng phần đường hoặc làn đường; uống rượu bia, vượt đèn đỏ… ở trong khu vực nội thành Hà Nội và TP.HCM đều bị phạt tiền cao gấp đôi mức phạt chung.

Bị giữ bằng lái vẫn được lái xe tiếp

Một điểm mới nữa được sửa đổi, bổ sung vào dự thảo NĐ lần này là quy định rõ hơn việc tạm giữ giấy tờ có liên quan để bảo đảm việc xử phạt VPHC. Theo đó, khi bị tạm giữ giấy tờ, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản VPHC, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông thì sẽ bị xử phạt như hành vi không có giấy tờ. Trường hợp người vi phạm bị giữ hết giấy tờ thì mới được tạm giữ phương tiện.

“Có nghĩa là nếu anh chỉ bị giữ giấy tờ để đảm bảo việc xử phạt thì anh vẫn được phép điều khiển xe. Nhưng quá hẹn trong biên bản mà anh vẫn điều khiển xe thì lúc đó sẽ bị phạt” - một thành viên ban soạn thảo giải thích.


Tin liên quan