Lễ hội dã man: Văn hóa hay trần tục?

Tin tức

Lễ hội dã man: Văn hóa hay trần tục?


Từ xa xưa, mỗi khi người dân Tây Nguyên làm lễ đâm trâu (hay ăn trâu) là để ăn mừng chiến thắng, mừng mùa màng bội thu, tạ ơn thần linh... và họ thường giết trâu ngay tại chỗ để mọi người xem, sau đó chia nhau ăn.

Gần đây, trong các lễ hội lớn ở Tây Nguyên có lễ đâm trâu, họ chỉ “đâm trâu tượng trưng” và không giết trâu tại chỗ vì sợ phản cảm.

Có “dã man” không?

Hàng năm, cứ sau mỗi mùa rẫy, đồng bào các buôn làng Tây Nguyên thường tổ chức lễ hội thần Ndu và các vị thần khác nhằm tạ ơn các vị thần đã phù hộ, độ trì cho bà con dân làng trong một năm qua làm ăn được mùa, con cháu khoẻ mạnh. Đó chính là lễ “Sa-rơpu” (ăn trâu) mà người miền xuôi thường gọi là Tết Thượng hay lễ đâm trâu, được tổ chức từ tháng 12 năm trước cho đến tháng 3 Âm lịch năm sau.

Lễ hội dã man: Văn hóa hay trần tục?, Tin tức trong ngày, Le hoi da man, le hoi truyen thong, le hoi dam trau, le hoi chem lon, le hoi kinh di, huc tuc, lac hau, van hoa, xa hoi, tin nhanh, tin moi, tin hot, tin hay, tin nong, tin tức, tin tuc online, xa hoi, bao moi, bao dan tri, bao dien tu, bao, vn

Toàn cảnh lễ đâm trâu tại Lễ hội Cồng chiêng Quốc tế năm 2009 ở Gia Lai

Dân làng chọn một con trâu khỏe mạnh đưa đi tắm rửa sạch sẽ và cho ăn uống no nê rồi đem buộc bằng dây mây vào một cây cột cao trên 5m. Người chủ trì đọc lời khấn cầu xin hay tạ ơn thần linh và mời thần linh xuống ăn thịt trâu, uống rượu cần. Chủ trì khấn xong, các đội cồng chiêng bắt đầu diễn tấu. Cả làng nhảy múa, ca hát, uống rượu, biểu diễn võ thuật.

Nghi lễ đâm trâu là phần quan trọng bậc nhất của lễ hội. Các tráng sĩ được trang bị lao dài sẽ phóng lao giết trâu, vừa phóng lao vừa biểu diễn các bài võ thuật. Chàng nào chỉ đâm một nhát mà trâu chết ngay thì được khen ngợi. Trâu ngã xuống bắt đầu xẻ thịt chia đều cho từng bếp trong buôn làng. Một phần thịt trâu được dành lại ăn uống chung tại nhà rông. Đầu trâu được gác lên cột lề và ngày hôm sau có lễ rước đầu trâu lên nhà rông. Đầu trâu được chẻ ra làm món ăn, riêng cặp sừng được giữ lại và treo lên vách nhà rông. Người làng còn lấy máu trâu hòa với rượu để rửa những bảo vật truyền kiếp nhà rông. Trong suốt ngày và đêm này, mọi người sẽ nhảy múa theo tiếng chiêng.

Lễ hội dã man: Văn hóa hay trần tục?, Tin tức trong ngày, Le hoi da man, le hoi truyen thong, le hoi dam trau, le hoi chem lon, le hoi kinh di, huc tuc, lac hau, van hoa, xa hoi, tin nhanh, tin moi, tin hot, tin hay, tin nong, tin tức, tin tuc online, xa hoi, bao moi, bao dan tri, bao dien tu, bao, vn

Hàng nghìn du khách và người dân theo dõi lễ đâm trâu tại Lễ hội Cồng chiêng Quốc tế năm 2009 ở Gia Lai

Ông Trương Bi (nhà nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên, nguyên Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL Đắk Lắk), cho rằng lễ đâm trâu của người Tây Nguyên không có gì dã man cả. Theo ông Bi, người Êđê và M’nông gọi lễ đâm trâu là lễ ăn trâu, trong đó đâm trâu là nghi thức kết thúc lễ. Đây là lễ “hiến sinh”, là sự "thông quan" giữa con người với giàng (trời) và thần linh, là lời cảm ơn giàng, cảm ơn thần linh đã cho mưa thuận gió hòa, đã giúp cho dân làng ngăn cản muông thú, chim chóc không phá hoại rẫy nương, cho mùa màng tươi tốt, dân làng sống hoà thuận, vui vẻ, không xảy ra dịch bệnh... Sau lễ hội đâm trâu mọi nỗi buồn, hiềm khích, đố kỵ trong làng được thần linh mang đi.

Đối với người Êđê và M’nông, đêm trước khi giết trâu họ thường đến bên con trâu khóc suốt cả đêm và nói chuyện với nó. “Đối với các dân tộc Tây Nguyên, nghi lễ đâm trâu rất linh thiêng và không thể bỏ được. Nếu bỏ nghi lễ này, họ sợ giàng và thần linh phạt tội. Vì thế, chúng ta phải tôn trọng nghi thức truyền thống này chứ nó không dã man như ta nghĩ”, ông Bi chia sẻ.

Lễ hội dã man: Văn hóa hay trần tục?, Tin tức trong ngày, Le hoi da man, le hoi truyen thong, le hoi dam trau, le hoi chem lon, le hoi kinh di, huc tuc, lac hau, van hoa, xa hoi, tin nhanh, tin moi, tin hot, tin hay, tin nong, tin tức, tin tuc online, xa hoi, bao moi, bao dan tri, bao dien tu, bao, vn

Các tráng sĩ đồng bào Banar thực hiện phần nghi lễ đâm trâu tại Lễ hội Cồng chiêng Quốc tế năm 2009 ở Gia Lai

“Đâm trâu tượng trưng”

Trong các lễ hội lớn ở Tây Nguyên, hiện người ta không còn giết trâu tại chỗ như lễ đâm trâu trong buôn làng. Tại Liên hoan Cồng chiêng Quốc tế 2009 (được tổ chức tại tỉnh Gia Lai từ 12 đến 15/11/2009), lễ hội đâm trâu mừng chiến thắng đã được tái hiện bởi hơn 130 nghệ nhân người Banar đến từ huyện Kbang, Gia Lai.

Hàng nghìn du khách và người dân địa phương chen chúc để được xem cảnh đâm trâu. Nhưng tráng sĩ người Banar chỉ đâm nhẹ vào đầu hay người con trâu và không làm nó chảy máu. Sau đó, người Banar ở huyện Kbang cũng đưa con trâu về làng của mình để tổ chức lại lễ đâm trâu theo phong tục truyền thống của họ. TS Nguyễn Thị Kim Vân (nhà nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên, Trưởng phòng Nghiệp vụ văn hóa Sở VH-TT-DL Gia Lai) cho biết, ban đầu ban tổ chức cũng định làm nghi lễ đâm trâu theo nghi thức truyền thống. Nhưng sau đó, có nhiều ý kiến xung quanh vấn đề này nên ban tổ chức đã quyết định chỉ làm nghi lễ “đâm trâu tượng trưng” mà thôi.

Khi lễ đâm trâu kết thúc, có một số người người cảm thấy tiếc nuối vì không được xem cảnh giết trâu. Nhưng có rất nhiều du khách cho rằng không nên giết trâu tại chỗ. “Tôi thấy tái hiện lễ đâm trâu như thế là đúng rồi, chứ không nên giết trâu như ngày xưa. Rất nhiều du khách nước ngoài cũng đến xem, nếu để họ thấy cảnh giết trâu dã man như xưa sẽ rất phản cảm”, anh Nguyễn Hoàng Minh, một du khách đến từ TP.HCM, chia sẻ. Còn ông Trương Bi cho rằng, tại các lễ hội đâm trâu do Nhà nước tổ chức chỉ nên “đâm trâu tượng trưng” chứ không nên đâm chết trâu tại chỗ vì nó làm cho du khách (nhất là du khách nước ngoài) cảm thấy ghê rợn và dã man. Còn trong các buôn làng, phải làm theo đúng truyền thống của đồng bào dân tộc đó.

Lễ hội dã man: Văn hóa hay trần tục?, Tin tức trong ngày, Le hoi da man, le hoi truyen thong, le hoi dam trau, le hoi chem lon, le hoi kinh di, huc tuc, lac hau, van hoa, xa hoi, tin nhanh, tin moi, tin hot, tin hay, tin nong, tin tức, tin tuc online, xa hoi, bao moi, bao dan tri, bao dien tu, bao, vn

Tráng sĩ đồng bào Banar chỉ đâm trâu tượng trưng tại Lễ hội Cồng chiêng Quốc tế năm 2009 ở Gia Lai

“Nên nhìn dưới con mắt văn hóa”

Theo thời gian, một số vùng đồng bào Tây Nguyên cũng đã bỏ dần lễ đâm trâu “hiến sinh” cho giàng (trời) và thần linh. Tại một số buôn làng truyền thống ở Đắk Lắk và Đắk Nông, hiện nay họ không tổ chức lễ đâm trâu để mừng lúa mới hay mừng được mùa màng như ngày xưa. “Giờ đây, đồng bào Êđê hay M’nông đã trồng nhiều loại cây công nghiệp thay thế cho những cho những nương rẫy trồng lúa ngày xưa. Trong những dịp ra Tết họ phải lo đi tưới cho cà phê, cho tiêu... chứ không còn được rảnh rỗi như ngày xưa nữa. Trong khi đó, việc tổ chức lễ đâm trâu rất tốn kém và mất nhiều thời gian. Vì thế, hiện đồng bào họ rất ít tổ chức lễ đâm trâu”, ông Trương Bi cho biết.

Tại các vùng đồng bào dân tộc ở Gia Lai và Kon Tum, lâu lâu vẫn có một số nơi tổ chức lễ đâm trâu ăn mừng chiến thắng, mùa màng bội thu... Ông Nguyễn Văn Tập (chuyên viên Phòng VH-TT-DL huyện Kbang, Gia Lai) cho biết, cứ vài ba năm, đồng bào dân tộc Banar trong huyện lại tổ chức đâm trâu một lần theo nghi lễ truyền thống. “Có khi cả làng tổ chức lễ này nhưng có khi chỉ một gia đình tổ chức vì năm đó họ ăn nên làm ra. Nếu cả làng tổ chức, họ mời thêm nhiều làng khác cùng đến dự, góp vui, nhưng nếu một gia đình tổ chức, chỉ mời trong dòng họ mà thôi. Tất cả các nghi lễ vẫn được người Banar làm đầy đủ như truyền thống của lễ đâm trâu”, ông Tập chia sẻ.

Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên cho rằng, chúng ta không nên đánh giá phiến diện về lễ đâm trâu của người Tây Nguyên. TS Nguyễn Thị Kim Vân nói, chúng ta không nên “bài xích” nghi lễ đâm trâu và phán xét nó dã man hay không. “Cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội, những nghi lễ truyền thống không phù hợp, tự nó sẽ biến mất. Hãy nhìn những nghi lễ truyền thống đó bằng con mắt của người trong cuộc chứ không phải đứng ngoài để phán xét nó”, TS Vân tâm sự. Chung quan điểm, ông Trương Bi cũng cho rằng nên nhìn nhận, đánh giá lễ đâm trâu dưới “con mắt văn hóa” chứ không nên đánh giá dưới “con mắt trần tục” mà mọi người đang làm.


Từ khóa liên quan : bong lọc   bong lọc khí   bong lọc bụi   bong lọc phòng sơn   bong lọc AHU   

Tin liên quan