Tiêm chất độc vào sừng tê giác để chống săn trộm

Tin tức

Tiêm chất độc vào sừng tê giác để chống săn trộm


Ở Nam Phi, các nhà bảo tồn đã đưa ra những sáng kiến mới và sáng tạo hơn để ngăn chặn những tên giết trộm tê giác lấy sừng trái phép. Theo đó, thuốc độc sẽ được tiêm vào sừng của những con vật đang có nguy cơ tuyệt chủng này...

Thông tin vừa được tổ chức tổ chức bảo tồn động vật hoang dã (WCS Vietnam) cho biết hôm 24/12).

Sừng tê giác thường được nghiền thành bột và sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để chữa trị chứng sốt và co giật (chứ không phải là một loại thuốc kích dục người ta đôi khi nói). Trong khi đó, loài tê giác to lớn rất dễ bị săn bắt để lấy sừng cung cấp cho thị trường Trung Quốc, Việt Nam… Vì vậy, Dự án Cứu hộ Tê giác đã bắt đầu tìm hiểu những giải pháp kiểu mới, trong đó có ý tưởng làm cho những chiếc sừng không thể dùng làm thuốc được nữa.

Những người thích sử dụng sừng tê giác hãy cẩn thận kẻo  tiền mất tật mang khi dùng phải sừng có tiêm thuốc độc
Những người thích sử dụng sừng tê giác hãy cẩn thận kẻo
tiền mất tật mang khi dùng phải sừng có tiêm thuốc độc

Theo Dự án Cứu hộ Tê giác, “chính xác thì các nguyên liệu không được tiêm vào mà là tẩm vào sừng tê giác nhờ thiết bị áp lực cao đã được cấp bằng sáng chế”. Không có thêm thông tin chi tiết về cách hoạt động của thiết bị này, nhưng thiết bị sẽ sử dụng một loại thuốc nhuộm để nhuộm sừng tê giác đổi sang màu hồng chói không đổi màu. Loại vật liệu này giống loại mực sử dụng cho việc bảo đảm tiền thật của một số ngân hàng.

Cách làm này khiến cho sừng tê giác không còn có thể dùng làm vật trang trí được nữa và thậm chí khi được nghiền thành bột mịn, nó vẫn dễ dàng bị máy quét của sân bay phát hiện. Sừng tê giác làm bằng chất keratin, giống móng tay chúng ta, và tê giác không cảm thấy đau trong toàn bộ quá trình can thiệp. Ngoài ra, thuốc nhuộm không gây các phản ứng bất lợi đối với sức khỏe của tê giác.

Trong tương lai, dự án thậm chí có kế hoạch đưa thêm độc dược, chính xác là loại ectoparasiticides vào sừng tê giác. Loại thuốc độc này không gây hại cho cả tê giác và các loài động vật trong hệ sinh thái của tê giác, ví dụ như loài chim sống trên lưng bò tót.Nhưng đối với con người thì loại thuốc này khá độc hại, gây ra chứng buồn nôn, nôn mửa, co giật, và nhiều thứ khác.

Hiện nay dự án đang trong giai đoạn thửnghiệm, nhưng cho thấy là một dự án đầy hứa hẹn.


Tin liên quan