Lựa chọn máy ép bùn
Công trình: Trạm XLNT khu công nghiệp Sóng thần
Công suất bùn thải: Max 160 M3/ngđ.
1 - Các loại máy ép bùn:
- Có rất nhiều cách loại bổ nước ra khỏi bùn, tuy nhiên có một số loại máy sau đã và đang phổ biến nhất: Máy ép bùn ly tâm; máy ép bùn khung bản; máy ép bùn băng tải.
- Cả 3 loại máy trên đều được xử dụng để ép được tất cả các loại bùn. Sự phân biệt công dụng của mỗi loại máy để ép cho một loại bùn là không rõ dàng.Tuy nhiên dựa trên mỗi loại bùn thực tế, đặc thù riêng của từng trường hợp cụ thể mà có thể lựa chọn tối đa cho từng trường hợp.
Có thể tóm tắt ưu nhược điểm của mỗi loại thiết bị như sau:
A- Máy ép bùn ly tâm:
- Ưu điểm:
+ Xử lý được các bùn khó xử lý nhất, đặc biệt thích hợp với bùn cho các nhà máy hóa dầu(bùn chứa dầu)
+ Quy trình khép kín, diện tích chứa máy nhỏ.
+ Hoạt động liên tục
- Nhược điểm:
+ Năng lượng tiêu thụ điện rất lớn so với các loại máy khác(ước trung bình tiêu tốn điện năng lên đến 60 – 100 Kw/tấn bùn khô).
+ Cần cán bộ có chuyên môn để vận hành vì phải điều chỉnh lưu lượng bùn vào, điều chỉnh độ chênh lệch tốc độ gữa hai động cơ.Có thể tự động hóa, nhưng các thiết bịđiều khiển không thể kiểm soát 100%.
+ Chế độ điều khiển phức tạp nhất trong 3 loại máy, cần có cán bộ chuyên trách.
+ Chi phí bảo dưỡng thiết bị lớn và chuyên dụng, phải mua thiết bị chính hãng, việc thay thế phải do nhân viên chuyên nghiệp xử lý.
+ Rất nhạy cảm với sự thay đổi của chất lượng bùn đầu vào.
+ Độồn của thiết bị rất lớn(>85 dB).
+ Cần có bể cô đặc bùn để tăng hiệu quả của thiết bị.
B- máy ép bùn khung bản:
- Ưu điểm:
+ Kiểm soát dể dàng độ khô của bùn bánh đầu ra.
+ Độ khô của bùn đầu ra là tốt nhất so với các loại máy khác
+ Hoạt động ổn định nhất
+ Phù hợp nhất với các loại bùn vô cơ, đặc biệt là cho khai thác quặng, bùn của các nhà máy thép…
+ Có thể kiểm soát tối đa chất lượng nước thải ra trong quá trình lọc nhờ lựa chọn các loại vải lọc phù hợp.
+ Chi phí điện năng thấp nhất;
+ Không tiêu tốn polymer (PAC, PAM)
+ Chi phí bảo dưỡng, thay thế phụ kiện rẻ nhất.không cần phụ kiện “chính hang” như máy ly tâm.
- Nhược điểm:
+ Hoạt động theo mẻ, không liên tục.
+ Cần có bể cô đặc bùn để tăng hiệu quả làm việc của thiết bị
C- Máy ép bùn băng tải:
- Ưu điểm:
+ Dể lựa chọn thiết bị cho tất cả các loại bùn có nồng độ DS khác nhau;
+ Phù hợp với bùn sinh học nhất.
+ Phòng máy “sạch” hơn, nhỏ hơn máy ép khung bản, nhưng không bằng máy ly tâm
- Nhược điểm:
+ Rửa băng lọc lien tục để tăng hiệu quả ép lọc
+ Tiêu tốn Polymer nhiều.
+ Tổn hao điện năng nhiều sao với 3 loại trên.
+Diện tích đặt máy phải lớn.
+Độ ẩm của bùn cao ( không mang lai kinh tế cho chủ đầu tư).
+Giá thành cao.
+ Người vận hành phải có kiến thức chuyên môn.
+ Kết cấu máy phức tạp hơn tất cả các loại máy, đặc biệt so với máy khung bản, nhưng dể sữa chữa, bảo dưỡng hơn máy lý tâm. Thiết bị do Hãng có nhiều năm kinh nghiệm sản suất thì chi phí bảo dưỡng không đáng kể.
+ Phụ kiện thay thế không nhất thiết phải “chính hãng” như máy ly tâm.
2 – Lựa chọn loại máy:
- Qua phân tích 3 loại máy trên và trong trường hợp cụ thể là bùn thải của trạm XLNT có thể thấy lựa chọn máy ép bùn khung bản là phù hợp nhất với các lý do:
+ Máy khung bản mang lai bùn khô nhất, giảm chi phí trả tiền cho xử lý bùn sau khi ép.
+ Không thực sự phù hợp với máy ly tâm vì cơ chế vận hành phức tạp, cần cán bộchuyên trách và được đào tạo chuyên nghiệp;
+ Chi phí đầu tư ban đầu, chi phi thay thế phụ kiện cho máy ly tâm rất lớn trong điều kiện Việt Nam chưa sản xuất được loại máy này.Cán bộ vận hành phải được đào tạo chuyên trách.
……
+ Chi phí đầu tư ban đầu;
+ Trình độ quản lý, vận hành thiết bị
+ Chi phí vận hành;
+ Chi phí nhân viên vận hành;
+ Chi phí thay thế phụ kiện, bảo dưỡng.
3, Tính toán các thiết bị cho hạng mục ép bùn của trạm XLNT – Khu công nghiệp song thần :
a, Chọn máy
- Loại máy: Chọn máy TP-1000-60, cho loại bùn có hàm lượng DS>0.4 %
- Tiêu thụ điện của máy: 1 1/4HP(chưa tính bơm rửa băng tải và máy nén khí duy trì độcăng băng tải)
B, Các thiết bị khác:
- Máy bơm bùn: Bơm màng , M30~ 35 M3/h.
- Bơm định lượng polyme: 0 – 75 L/H, 0,2 kw, 2 cái, một chạy, một dự phòng;
- Máy khuấy Polyme: 0,2 Kw, 02 cái
- Thùng chứa Polyme: Loại 2m3, loại Composit, bao gồm cả giá đặt máy khuấy, 02 thùng
- 02 bơm nước rửa băng tải: 7,7 M3/H, 1,5 Kw, 2 cái, một chạy, một dự phòng.
- 01 máy nén khí 0,37 Kw
- Phụ kiện đường ống, van, tê, cút
4, Chi phí vận hành:
- Điện năng: ~ 5 – 6 Kw/H(có máy không chạy thường xuyên)
- Polyme dung: tương đương 0.5 – 1 % Lượng DS. Dùng PAM của Nhật khoảng 70,000. – 100.000 VNĐ/Kg
- Nhân công: không chuyên, tính 1/2 người phụ trách, chưa tính vận chuyển bùn lên xe.
- Phụ kiện thay thế: Chạy lien tục 20h/ngđ:
+ 1 năm đầu: dầu mỡ của một số ổ bi: không đáng kể
+ từ năm tiếp theo: thay vải lọc 1 lần/năm(tùy thuộc, có thể 2 năm mới thay)