1/ Phạm vi áp dụng:
- Được sử dụng khai thác nước dưới nước ngầm sâu;
- Áp dụng cho gia đình, trường học, chợ.....những nơi có lưu lượng nước dưới 200m3/ngày đêm;
- Chọn đội thợ có kinh nghiệm khoan, am hiểu địa chất tại nơi khoan
2/ Giải pháp khoan giếng:
- Chọn phương pháp khoan
+ Chọn khoan dùng dung dịch đất sét, đất bùn hoặc dùng ống chống để khoan.
- Cấu thành giếng khoan
+ Miệng giếng: Thường kết hợp vị trí đặt máy bơm;
+ Thân giếng (gọi là ống vách): Được cấu tạo bằng ống thép hay ống nhựa (nhựa PVC) có nhiệm vị chống nước bị nhiễm bẩn và chống sạt lở giếng. Chiều dài ống vách tùy thuộc vào độ sâu của giếng khoan
+ Bộ phận thu nước (ống lọc nước): Được nối với ống vách có và được ngăn bằng lưới để thu nước, được bố trí tại tầng trữ nước vào giếng. Chiều dài bộ phận tùy thuộc vào chiều dài của tầng trữ nước và lưu lượng khai thác.
+ Ống lắng: Được bố trí dưới ống lọc nước, có nhiệm vụ thu cát và cặn bẩn. Chiều dài từ 1-1,5m.
- Khoan và lắp đặt giếng:
+ Bước 1: Khoan lỗ giếng
i/ Khi khoan thì phải lựa chọn điều kiện địa chất thủy văn tại lỗ khoan, dự kiến chiều sâu, đường kính khoan và lựa chọn phương pháp khoan. Chú ý giếng cần cách nguồn nước ô nhiễm tối thiểu 10m.
ii/ Sau khi khoan xong mà không thể lấy nước từ giếng thì phải lấp giếng từ cát, đất lấy từ giếng lên hoặc lấy đất sét, bùn ruộng để tránh nước bị nhiễm bẩn từ nguồn nước mặt hoặc từ nguồn nước ngầm bị ô nhiễm.
+ Bước 2: Sau khi khoan xong thì dừng lại để lắp ống giếng:
Sau khi hoàn thành 01 cái giếng ta phải cách ly giếng đó với nguồn nước mặt hoặc nước ngầm ô nhiễm bằng cách đóng hoặc chèn xung quanh miệng giếng lớp đất sét có độ sâu tối thiểu 3m, độ rộng 0,5m xung quanh miệng giếng.
+ Bước 3: Bơm xúc rửa giếng
Bơm càng nhiều lần đến khi giếng đạt: nước trong, không màu, không mùi vị lạ mới đưa vào sử dụng. Nếu nước nhiềm sắt (nước phèn) thì ta phải tiến hành dùng bể lọc phèn đến khi đạt yêu cầu mới đưa vào sử dụng.
3/ Quản lý vận hành sử dụng giếng khoan
- Giếng khoan sử dụng bơm tay hoặc sử dụng bơm điện để lấy nước (hiện nay chủ yếu vẫn sử dụng máy bơm điện);
- Sân giếng được lát xi măng có ống thoát nước thải ra chỗ cách giếng tối thiểu 10m;
- Miệng giếng cao cách nền giếng tối thiểu 0,3m để tránh nước sinh hoạt thải tràn vào giếng, nếu lắp bơm điện thì phải có nắp đậy;
- Khi lắp máy bơm phải có dây tiếp đất tránh điện rò gỉ, máy bơm phải có chỗ che đậy tránh nắng mưa;
- Vào mùa khô hạn máy bơm thông thường không thể hút nước thì phải dùng máy bơm hút nước sâu để bơm nước;
- Khi bơm nước mà nguồn nước giếng không cấp kịp thời thì phải bơm chia làm nhiều lần để nguồn nước phục hồi, hoặc dùng van điều chỉnh lưu lượng lắp ở vòi nước điều chỉnh sao cho phù hợp lượng nước khai thác đến khi nước chảy ổn định.
- Khi có lũ phải tháo máy bơm vào nơi bảo quản, thu hồi đường dây điện, bịt miệng giếng. Nếu giếng để ngập lũ, sau khi lũ tan phải bơm xục rửa giếng ít nhất 4h đến khi nước không màu, không mùi vị là thì mới sử dụng.
- Nên xét nghiệm về vệ sinh, về khoáng trước khi sử dụng;
- Luôn giữ gìn vệ sinh sach sẽ khu vực giếng;
- Trong trường hợp không dùng giếng thì phải tiến hành bịt miệng giếng hoặc tiến hành lấp giếng bằng đất sét, bùn tránh gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.